Kem chống nắng có thể ngăn ngừa tổn thương da do tia cực tím gây ra, đặc biệt là trong những ngày hè.Tuy nhiên lạm dụng, hoặc sử dụng không đúng cách sẽ rất nguy hiểm cho da.
Da phồng rộp vì kem chống nắng
Chị Ngọc Khương ở Ba Đình, Hà Nội đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám trong tình trạng toàn bộ vùng mặt, cổ, 2 cánh tay phồng rộp, nổi đầy những mụn nước, có chỗ mụn đã vỡ ra, đỏ loét.
Tuần trước chị cùng nhóm bạn đồng nghiệp tổ chức về quê nhà một cô bạn ở gần biển, thấy các bạn ai cũng chuẩn bị kem chống nắng chị cũng ra tiệm mỹ phẩm gần nhà mua một tuýp kem chống nắng toàn thân.
Ngay lần đầu bôi kem chị đã thấy mặt, cổ ngứa râm ran, lần thứ hai bôi thì toàn thân chỗ nào cũng thấy ngứa. Cho rằng đó là phản ứng bình thường đổi với loại kem mới, chị mua thêm thuốc chống dị ứng bôi kèm và tiếp tục sử dụng tuýp kem chống nắng đó hàng ngày. Hậu quả là sau khi về Hà Nội, chị phải đi khám ngay lập tức.
Bác sĩ kết luận, chị bị nhiễm trùng da do sử dụng kem chống nắng không đúng cách, lạm dụng loại kem không phù hợp với da.
Cũng như chị Khương, chị Thùy Hoa (hướng dẫn viên du lịch) ở quận Thủ Đức, Tp.HCM lãnh hậu quả không nhỏ từ kem chống nắng. Trước đây, do ít dùng kem chống nắng nên làn da chị không được trắng lắm.
Năm nay, do phải đi tour nhiều, chị nghe lời bạn bè "mách" là dùng kem chống nắng để dưỡng trắng da nên chị Thùy Hoa cũng không ngại ngần dùng nhiều sản phẩm chống nắng hơn, có ngày chị phải bôi kem 2- 3 lần.
Hai tuần trước trong một chuyến đưa khách đi du lịch biển Vũng Tàu, chị phát hiện vùng da trên cánh tay, cổ, đùi bị ngứa, nổi mẩn đò từng mảng như bị dị ứng. Cho rằng thủ phạm và món ăn hải sản nên chị bỏ qua và vẫn tiếp tục thoa kem chống nắng.
Chị đã mua thuốc dị ứng về uống nhưng không có chuyển biến, vùng da bị bệnh ngày càng lan rộng hơn. Cho tới khi đi khám, sau khi làm các xét nghiệm bác sĩ kết luận chị bị viêm da do dùng mỹ phẩm và sản phẩm chống nắng.
Dùng kem chống nắng không đúng cách lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da (Ảnh minh họa) |
Chị Ngọc Khương ở Ba Đình, Hà Nội đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám trong tình trạng toàn bộ vùng mặt, cổ, 2 cánh tay phồng rộp, nổi đầy những mụn nước, có chỗ mụn đã vỡ ra, đỏ loét.
Tuần trước chị cùng nhóm bạn đồng nghiệp tổ chức về quê nhà một cô bạn ở gần biển, thấy các bạn ai cũng chuẩn bị kem chống nắng chị cũng ra tiệm mỹ phẩm gần nhà mua một tuýp kem chống nắng toàn thân.
Ngay lần đầu bôi kem chị đã thấy mặt, cổ ngứa râm ran, lần thứ hai bôi thì toàn thân chỗ nào cũng thấy ngứa. Cho rằng đó là phản ứng bình thường đổi với loại kem mới, chị mua thêm thuốc chống dị ứng bôi kèm và tiếp tục sử dụng tuýp kem chống nắng đó hàng ngày. Hậu quả là sau khi về Hà Nội, chị phải đi khám ngay lập tức.
Bác sĩ kết luận, chị bị nhiễm trùng da do sử dụng kem chống nắng không đúng cách, lạm dụng loại kem không phù hợp với da.
Cũng như chị Khương, chị Thùy Hoa (hướng dẫn viên du lịch) ở quận Thủ Đức, Tp.HCM lãnh hậu quả không nhỏ từ kem chống nắng. Trước đây, do ít dùng kem chống nắng nên làn da chị không được trắng lắm.
Năm nay, do phải đi tour nhiều, chị nghe lời bạn bè "mách" là dùng kem chống nắng để dưỡng trắng da nên chị Thùy Hoa cũng không ngại ngần dùng nhiều sản phẩm chống nắng hơn, có ngày chị phải bôi kem 2- 3 lần.
Hai tuần trước trong một chuyến đưa khách đi du lịch biển Vũng Tàu, chị phát hiện vùng da trên cánh tay, cổ, đùi bị ngứa, nổi mẩn đò từng mảng như bị dị ứng. Cho rằng thủ phạm và món ăn hải sản nên chị bỏ qua và vẫn tiếp tục thoa kem chống nắng.
Chị đã mua thuốc dị ứng về uống nhưng không có chuyển biến, vùng da bị bệnh ngày càng lan rộng hơn. Cho tới khi đi khám, sau khi làm các xét nghiệm bác sĩ kết luận chị bị viêm da do dùng mỹ phẩm và sản phẩm chống nắng.
Dùng kem chống nắng không đúng cách lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da (Ảnh minh họa) |
Không nên dùng theo phong trào
Vào mùa hè, để chuẩn bị cho những chuyến đi xa, chị em nào cũng sắm cho mình một vài sản phẩm chống nắng. Tuy nhiên, chị em không nên coi nó là biện pháp duy nhất và có tác dụng tuyệt đối để bảo vệ da.
Bác sĩ Nguyễn Thành, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều ca bệnh dị ứng kem chống nắng. Vào mùa hè trường hợp mắc bệnh viêm da tiếp xúc do dùng mỹ phẩm và sản phẩm chống nắng ngày càng tăng nhanh.
Một số người do có cơ địa da dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các sản phẩm mỹ phẩm, chất hóa học hoặc kem chống nắng có chất chống tia UBV cũng có thể gây ngứa da. Một số khác bị viêm da do dùng kem chống nắng sai cách, sử dụng sản phẩm trôi nổi hoặc quá lạm dụng kem chống nắng. Nguy hiểm nhất là những trường hợp sau khi bị dị ứng kem chống nắng đã tự mua thuốc để điều trị khiến bệnh càng nặng thêm, thậm chí nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư da.
Kem chống nắng hiện nay được phân ra làm 3 loại chính, gồm: Các hợp chất hóa hữu cơ có thể hấp thụ các thành phần nguy hại ánh sáng cực tím; các hạt vô cơ phản chiếu, tán xạ và hấp thụ tia UV; các hạt hữu cơ có thể phản chiếu, tán xạ hay hấp thụ ánh sáng.
Tuy nhiên, mỗi loại kem chống nắng có một tính năng riêng, phù hợp với từng đối tượng và từng vùng da khác nhau trên cơ thể. Trên thực tế, rất ít chị em quan tâm đến việc sản phẩm đó có thích hợp với mình hay không. Việc sử dụng kem chống nắng có đúng với liều lượng theo hướng dẫn cũng không được chú ý.
Kem chống nắng còn chứa một số thành phần hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe. Cách bảo vệ da tốt nhất khi ra nắng là hạn chế việc ra ngoài trời vào những lúc nắng gắt. Nếu bắt buộc phải đi thì ngoài dùng kem chống nắng vẫn nên mặc trang phục rộng, phủ kín cơ thể bằng các loại vải phù hợp. Ngược lại, khi ở trong nhà hoặc vào những lúc trời dịu mát thì không nên dùng kem chống nắng để tạo điều kiện cho da tổng hợp vitamin D.
Để an toàn cho da, trước khi bôi kem hay dùng bất kì sản phẩm chống nắng nào, bạn nên áp dụng với một vùng da trên cơ thể để xem có bị dị ứng không. Nếu sản phẩm không gây kích ứng da thì nó có thể phù hợp với cơ địa của bạn và có thể dùng trên toàn thân. Còn nếu có phản ứng trên da thì nên dừng lại ngay.
Không nên sử dụng các sản phẩm có SPF quá cao sẽ khiến những chất hóa học trong sản phẩm sẽ kết hợp với mồ hôi gây một số tác dụng phụ như đỏ da, phát ban, mụn nước.... Những người đang có vấn đề về da như bị dị ứng, nám, trứng cá... cần phải có sự tư vấn của bác sĩ da liễu trước khi dùng kem chống nắng. Theo Tri thức trẻ
Vào mùa hè, để chuẩn bị cho những chuyến đi xa, chị em nào cũng sắm cho mình một vài sản phẩm chống nắng. Tuy nhiên, chị em không nên coi nó là biện pháp duy nhất và có tác dụng tuyệt đối để bảo vệ da.
Bác sĩ Nguyễn Thành, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều ca bệnh dị ứng kem chống nắng. Vào mùa hè trường hợp mắc bệnh viêm da tiếp xúc do dùng mỹ phẩm và sản phẩm chống nắng ngày càng tăng nhanh.
Một số người do có cơ địa da dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với các sản phẩm mỹ phẩm, chất hóa học hoặc kem chống nắng có chất chống tia UBV cũng có thể gây ngứa da. Một số khác bị viêm da do dùng kem chống nắng sai cách, sử dụng sản phẩm trôi nổi hoặc quá lạm dụng kem chống nắng. Nguy hiểm nhất là những trường hợp sau khi bị dị ứng kem chống nắng đã tự mua thuốc để điều trị khiến bệnh càng nặng thêm, thậm chí nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư da.
Kem chống nắng hiện nay được phân ra làm 3 loại chính, gồm: Các hợp chất hóa hữu cơ có thể hấp thụ các thành phần nguy hại ánh sáng cực tím; các hạt vô cơ phản chiếu, tán xạ và hấp thụ tia UV; các hạt hữu cơ có thể phản chiếu, tán xạ hay hấp thụ ánh sáng.
Tuy nhiên, mỗi loại kem chống nắng có một tính năng riêng, phù hợp với từng đối tượng và từng vùng da khác nhau trên cơ thể. Trên thực tế, rất ít chị em quan tâm đến việc sản phẩm đó có thích hợp với mình hay không. Việc sử dụng kem chống nắng có đúng với liều lượng theo hướng dẫn cũng không được chú ý.
Kem chống nắng còn chứa một số thành phần hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe. Cách bảo vệ da tốt nhất khi ra nắng là hạn chế việc ra ngoài trời vào những lúc nắng gắt. Nếu bắt buộc phải đi thì ngoài dùng kem chống nắng vẫn nên mặc trang phục rộng, phủ kín cơ thể bằng các loại vải phù hợp. Ngược lại, khi ở trong nhà hoặc vào những lúc trời dịu mát thì không nên dùng kem chống nắng để tạo điều kiện cho da tổng hợp vitamin D.
Để an toàn cho da, trước khi bôi kem hay dùng bất kì sản phẩm chống nắng nào, bạn nên áp dụng với một vùng da trên cơ thể để xem có bị dị ứng không. Nếu sản phẩm không gây kích ứng da thì nó có thể phù hợp với cơ địa của bạn và có thể dùng trên toàn thân. Còn nếu có phản ứng trên da thì nên dừng lại ngay.
Không nên sử dụng các sản phẩm có SPF quá cao sẽ khiến những chất hóa học trong sản phẩm sẽ kết hợp với mồ hôi gây một số tác dụng phụ như đỏ da, phát ban, mụn nước.... Những người đang có vấn đề về da như bị dị ứng, nám, trứng cá... cần phải có sự tư vấn của bác sĩ da liễu trước khi dùng kem chống nắng. Theo Tri thức trẻ
Đăng nhận xét